6.000 đơn vị hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại
Nhiều điểm sáng trong quan hệ xúc tiến thương mại Việt Nam - Thuỵ Điển Hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Tây Ban Nha Hà Giang xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ nông sản |
Hoạt động xúc tiến thương mại được đổi mới mạnh mẽ
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), năm 2024, mặc dù phải đối mặt với những thách thức về tình hình chính trị, kinh tế, thương mại thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, chuyển động đa chiều, đa hướng và không theo quy luật, tuy nhiên công tác xúc tiến thương mại đã quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, định hướng của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại đã chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, địa phương, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp, triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm của ngành Công Thương qua đó đã đạt được những thành tích rất tích cực.
![]() |
Năm 2024, gần 6.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại địa phương được hưởng lợi từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ảnh: Diệu Anh |
Kết quả nổi bật nhất trong hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2024 là hoạt động xúc tiến thương mại đã được đổi mới mạnh mẽ, triển khai đồng bộ thông qua Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu quốc gia, Chương trình Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, chủ động bắt nhịp với xu thế chuyển đổi xanh và bền vững. Hàng trăm sự kiện xúc tiến thương mại cấp quốc tế, quốc gia và cấp vùng với quy mô lớn nhất từ trước tới nay đã được tổ chức ở trong nước và trên khắp thị trường xuất khẩu trọng điểm, trong đó có cái thị trường Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, thị trường tiềm năng.
Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại trong năm 2024 đã hỗ trợ gần 6.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xúc tiến thương mại địa phương, tham gia và hưởng lợi, trong đó tổng giá trị hợp đồng được ký kết trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm quốc tế đạt gần 100 triệu USD, doanh số bán hàng tại các hội chợ, triển lãm cấp vùng đạt hàng trăm tỷ đồng, thu hút gần 100.000 lượt khách tham quan, mua sắm.
Các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia đã giúp định vị thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, ngành hàng, khơi thông dòng chảy hàng hóa Việt Nam; giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối thị trường quốc tế và tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Đặc biệt, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” đã công nhận 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự đồng hành của các cơ quan chính phủ, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp hạng 32/193 quốc gia, tăng 1 bậc và 2% về giá trị so với năm 2023 theo báo cáo của tổ chức định giá thương hiệu Brand Finance. Đây là mức tăng trưởng cao so với năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trưởng liên tục về phần trăm giá trị thương hiệu hai con số.
Chương trình chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đã đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số: Tăng cường phối hợp với các địa phương, chuyên gia, đơn vị chuyên ngành nghiên cứu xây dựng mô hình tổng thể Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số theo Quyết định số 1968/QĐ-TTg với nhiều ứng dụng công nghệ thông tin thành phần đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ, kỹ thuật theo quy định; bảo đảm khả năng vận hành thông suốt, nâng cấp, mở rộng, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu.
![]() |
Năm 2024 là hoạt động xúc tiến thương mại đã được đổi mới mạnh mẽ. Ảnh: Kim Thông |
Hoàn thiện hệ sinh thái xúc tiến thương mại số
Theo Cục Xúc tiến thương mại, năm 2024, một số cấu phần nền tảng trong Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số đã và đang được Cục Xúc tiến thương mại hoàn thiện, phát triển đưa vào sử dụng bao gồm: Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM) – Hệ thống đã khởi tạo 69 tài khoản Vietrade CRM cấp cho cán bộ Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ và Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài và hơn 100 tài khoản Vietrade CRM cấp cho các Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại, Hiệp hội ngành hàng; Hệ thống đào tạo trực tuyến (Vietrade Edu); Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại (iTrace 247); Bản đồ xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản Việt Nam (Vietrade Map); Phần mềm hỗ trợ tổ chức hội nghị, hội thảo và các sự kiện xúc tiến thương mại (Event Automation); Nền tảng tổ chức hội chợ triển lãm trực tuyến (Virtual Exibition); và một số nền tảng, hệ thống khác đang được nghiên cứu xây dựng như: Nền tảng kết nối kinh doanh thông minh (Smart B2B).
Sự lồng ghép chương trình đào tạo, tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại trên môi trường số kết hợp lý thuyết với thực hành tại 6 Vùng kinh tế đã giúp sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp, hợp tác xã vươn xa, tiếp cận được các thị trường xuất khẩu lớn với chi phí thấp hơn, thông qua các nền tảng số như Alibaba, Tiktok, Amazon...
Năm 2024, Cục Xúc tiến thương mại đã xây dựng Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên các sàn thương mại điện tử, đây cũng là hướng đi mới trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại số, Theo đó, đã có 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam - Vietnam Pavillion trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com do Cục xúc tiến thương mại phối hợp với sàn thương mại điện tử Alibaba.com triển khai năm 2024 đã đạt được những kết quả ấn tượng trong thời gian ngắn.
Tổng số sản phẩm được đăng bán trên Gian hàng Quốc gia là 92.843 sản phẩm, trung bình là 928 sản phẩm/nhà bán hàng; 50,5% doanh nghiệp có đơn hàng với giá trị giao dịch trung bình 47.014 USD/đơn hàng và giá trị đơn hàng đang thương thảo là 16.276 USD/đơn hàng tạo ra hiệu ứng lan tỏa tới cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến trong năm 2024.
Năm 2024, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế có quy mô lớn, uy tín trong những lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhằm duy trì sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam, thương hiệu quốc gia Việt Nam, thương hiệu ngành hàng Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu quan trọng. |
Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thái Lan qua các năm

Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt
Tin khác

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD
Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân
