Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Để đạt mục tiêu này, Nhà nước có chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cụ thể như sau:

Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho các đối tượng: Hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có khó khăn về nước sinh hoạt.

Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng (xóm, thôn, bản, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi) chưa có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phù hợp xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, địa bàn chưa được đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung thì được xem xét, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung. Trường hợp đã được hỗ trợ công trình nước sinh hoạt theo các chương trình, chính sách hỗ trợ khác nhưng hiện nay đã hư hỏng nặng, không sử dụng được thì được xem xét, đầu tư.

Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc

Phấn đấu 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Cách thức hỗ trợ nước sinh hoạt được sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: Đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước (lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước) hoặc tự tạo nguồn nước khác đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình. Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, căn cứ nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo dưỡng và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định, số lượng thành viên nhóm hộ trên cơ sở bàn bạc, thống nhất của người dân.

Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ dân, tối đa 03 triệu đồng/hộ (mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 01 lần). Trường hợp mua sắm hiện vật để cấp cho các hộ dân, định mức chi nêu trên đã bao gồm các chi phí phát sinh khi tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc
Mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/hộ

Việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng được hưởng chính sách thực hiện như sau: Đối với các hộ dân được cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước, căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; số lượng thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện kiểm tra, rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung cấp lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước theo quy định.

Đối với các hộ dân tự làm bể chứa nước, tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác, căn cứ định mức hỗ trợ theo quy định và danh sách đăng ký của các hộ dân, sau khi có biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (có chữ ký xác nhận của đại diện hộ gia đình và ít nhất một tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương), cơ quan được giao nhiệm vụ và dự toán kinh phí kiểm tra, thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các hộ dân.

Hoàng Huy

Tin mới cập nhật

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc dân tộc thiểu số

Sáng ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024.
Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Huyện A Lưới: Tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) triển khai kịp thời và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin khác

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.
Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.

Đọc nhiều

Infographic | Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025

Infographic | Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/7/2025

Theo Luật BHXH số 41/2024 có hiệu lực từ 1/7/2025, sẽ có 13 nhóm đối tượng người lao động là công dân Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tràn lan đồ ăn vặt nước ngoài không nhãn phụ tiếng Việt

Tràn lan đồ ăn vặt nước ngoài không nhãn phụ tiếng Việt

Nhiều sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm bày bán tại siêu thị đồ ăn vặt Trung Quốc (quận Cầu Giấy, Hà Nội) không có nhãn phụ tiếng Việt gây khó khăn cho khách hàng.
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sản phẩm Ngân Collagen quảng cáo

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sản phẩm Ngân Collagen quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội kiểm tra sản phẩm mà Trần Thị Bích Ngân (Ngân Collagen) quảng cáo.
Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp HVAC Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp HVAC Việt Nam

Ngành công nghiệp HVAC (sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhờ nhu cầu đối với các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Vải u đầu mùa giá cao vẫn hút khách

Vải u đầu mùa giá cao vẫn hút khách

Trái vải u mới đầu mùa đổ bộ các chợ truyền thống ở Hà Nội, dù giá bán khá cao nhưng vẫn được người tiêu dùng lựa chọn.
Infographic | 5 triệu chứng phổ biến nhất của biến thể Covid-19 mới

Infographic | 5 triệu chứng phổ biến nhất của biến thể Covid-19 mới

Các nước Đông Nam Á đang lây lan nhanh số ca mắc Covid-19 thuộc biến thể XEC, dòng phụ mới của Omicron với loạt triệu chứng và khả năng lây nhiễm gấp 7 lần cúm.
Nhận định chứng khoán 28/5: Thị trường phục hồi tích cực

Nhận định chứng khoán 28/5: Thị trường phục hồi tích cực

Các chuyên gia chứng khoán cho biết, dòng tiền có dấu hiệu quay lại thị trường sau khi tâm lý nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn.
Mở đường cho điện hydrogen xanh tới đảo xa

Mở đường cho điện hydrogen xanh tới đảo xa

Năng lượng hydrogen xanh trở thành một lựa chọn mang tính đột phá, mở ra cơ hội chuyển đổi, cung cấp điện sạch, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các khu vực đảo.
Nhận định chứng khoán 26/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 26/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên chuẩn bị sức mua để tìm kiếm cơ hội giải ngân các cổ phiếu mục tiêu nếu xuất hiện những nhịp điều chỉnh.
Tuần Du lịch Ninh Bình 2025: Cú hích thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tuần Du lịch Ninh Bình 2025: Cú hích thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tuần Du lịch Ninh Bình 2025 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc kích cầu du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Phiên bản di động
OSZAR »