Doanh nghiệp điện tử mong ‘trợ lực’ từ xúc tiến thương mại
Doanh nghiệp điện tử nội địa: Tìm cơ hội từ thị trường ngách Doanh nghiệp điện tử Hàn Quốc tìm cơ hội “đổ bộ” vào Việt Nam Triển lãm NEPCON Việt Nam 2023: Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp điện tử |
Giữ 30% tỷ trọng xuất khẩu
Theo bà Nguyễn Thuý Ly - Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, ngành điện tử trong những năm gần đây đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Số liệu từ Bộ Công Thương cũng cho thấy, quý I/2025, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu với 8,57 tỷ USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu của ngành hiện đối mặt nhiều thách thức do căng thẳng thương mại toàn cầu. Trong đó có việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia khác như Ấn Độ hoặc Mexico...
![]() |
Ngành điện tử chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước - Ảnh: Khắc Kiên |
Đây là điều đáng lo bởi lẽ, sự bứt phá trong xuất khẩu điện tử, sản phẩm công nghệ của Việt Nam phần lớn nhờ vào các tập đoàn nước ngoài. Những nhà máy từ vài chục triệu đến hàng tỷ USD sản xuất hàng công nghệ điện tử của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến từ Hàn Quốc, Mỹ và các quốc gia khác đã đóng vai trò then chốt, giúp Việt Nam duy trì kim ngạch xuất khẩu công nghệ cao.
Ngoài khó khăn về bất ổn thương mại, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam cũng nhìn nhận, các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ cung cấp được những sản phẩm đơn giản, có giá trị công nghệ thấp. Điều này phản ánh những thách thức mà doanh nghiệp nội địa đang đối mặt, bao gồm việc thiếu công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đầu tư cần thiết để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách sâu rộng.
Nếu không giải quyết được rào cản này, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng tối đa cơ hội từ sự mở rộng của ngành công nghiệp điện tử.
Với những khó khăn đã nêu ra, đại diện cho doanh nghiệp ngành điện tử, bà Nguyễn Thuý Ly đề xuất, Bộ Công Thương thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm, như: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm và tổ chức kết nối B2B; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp xuất khẩu thông qua tổ công tác chuyên ngành và cấp thẻ APEC cho doanh nhân; hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tiếp cận tài chính xuất khẩu ưu đãi; tăng hiệu quả bảo hiểm và hoàn thuế VAT.
Chung tay vượt qua thách thức
Trước đề xuất trên, theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, ở vai trò đầu mối triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, Cục sẽ tích cực phối hợp với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoạt động quảng bá, kết nối nhằm mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu cho ngành.
Tuy nhiên với lợi thế hoạt động ngay tại thị trường sở tại, đại diện Cục Xúc tiến thương mại cũng đề nghị, các thương vụ hỗ trợ theo dõi liên tục, hệ thống và có chiều sâu các diễn biến liên quan đến chính sách thương mại, thuế quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định phòng vệ thương mại. Đặc biệt, cần ưu tiên các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật, chi phí tuân thủ cao, cũng như nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe.
Tích cực tìm kiếm, sàng lọc và giới thiệu các đối tác nhập khẩu, phân phối, kênh tiêu thụ có năng lực, có uy tín và chiến lược dài hạn, thay vì chỉ tập trung vào các đơn hàng ngắn hạn.
![]() |
TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh. Ảnh: Cấn Dũng |
Kịp thời tiếp nhận, tổng hợp và phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp tới các cơ quan chức năng trong đó có Bộ Công Thương để có cơ sở điều chỉnh biện pháp ứng phó hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại bám sát nhu cầu thực tiễn và năng lực của doanh nghiệp, ưu tiên khai thác hiệu quả các cơ hội từ các thị trường đã có hiệp định thương mại tự do, định hướng mở rộng sang các khu vực tiềm năng như Đông Âu, châu Phi, Nam Á nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro phụ thuộc.
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu kỹ thuật và thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, cho rằng, ngành điện tử nói riêng, ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung cần chủ động thích ứng với biến động thương mại toàn cầu ngày càng sâu rộng và phức tạp hơn trước.
Ông cũng chia sẻ 3 nhóm phản ứng chính sách bao gồm, đàm phán (thuế, thương mại, các biện pháp phi thuế), hỗ trợ doanh nghiệp (thông qua tài khóa, tiền tệ, đầu tư công) và chuẩn bị cho các kịch bản xấu.
“Bên cạnh đó, cần cải thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành để tránh phân tán, tổ chức làm việc theo nhóm ngành có rủi ro cao với sự tham gia đầy đủ của các bộ liên quan, và khi cần thiết tổ chức giao ban liên bộ trong cùng một ngày để tiết kiệm nguồn lực và tăng hiệu quả phối hợp”, TS. Võ Trí Thành đề xuất.
Hầu hết sản lượng dành cho xuất khẩu, do đó trong bối cảnh thị trường thế giới biến động như hiện nay, ngành điện tử gặp nhiều khó khăn trong ổn định kim ngạch. Bên cạnh hỗ trợ về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp trong ngành còn cần cung cấp kịp thời thông tin, chính sách mới tại thị trường nước ngoài. |
Tin khác

Xuất khẩu sang Thái Lan khởi sắc, nhiều nhóm hàng tăng mạnh

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thái Lan qua các năm

Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
Đọc nhiều

WHA Smart Technology – Động lực mới thu hút đầu tư công nghệ cao tại Thanh Hóa

Người Việt tăng chi cho thực phẩm hữu cơ vì sức khỏe

Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Tràn lan đồ ăn vặt nước ngoài không nhãn phụ tiếng Việt

Nhận định chứng khoán 21/5: Hạn chế mua đuổi

Măng cụt xanh giá cao vẫn 'cháy hàng'

Nhận định chứng khoán 19/5: Xu hướng phục hồi

Nhận định chứng khoán 20/5: Hạn chế mua mới

Nhận định chứng khoán 22/5: Cổ phiếu ngân hàng lên ngôi
