Ô nhiễm không khí báo động, kinh tế phải xanh hóa
Top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm cao nhất châu Á
Tại Lễ phát động Ngày chuyển đổi xanh năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh - Chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững” được tổ chức vào sáng 28/3, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các thách thức về ô nhiễm môi trường, chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh trở thành yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đang là mô hình được nhiều quốc gia lựa chọn. Tại COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết với toàn thế giới rằng, Việt Nam sẽ hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
![]() |
Chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế carbon thấp đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Ảnh: Tuyết Lan |
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức, bởi Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất ở châu Á và đứng thứ 36 trong tổng số 177 quốc gia về mức độ ô nhiễm không khí. Nồng độ bụi mịn tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần ngưỡng cho phép, đặc biệt ở các thành phố lớn, nơi mức độ ô nhiễm không khí đang ở mức nghiêm trọng.
Chuyển đổi xanh cũng sẽ là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp, khi quy mô nền kinh tế xanh hiện tại của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2% GDP, trong khi phần lớn nền kinh tế vẫn dựa vào mô hình phát triển truyền thống (kinh tế nâu). Theo đó, nếu chậm chuyển đổi xanh, Việt Nam có thể bị tụt hậu hàng thập kỷ.
Trước những áp lực từ chuyển đổi xanh, TS. Nguyễn Quốc Việt - Giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế carbon thấp đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các bộ, ngành và người dân.
Theo đó, trong chiến lược tăng trưởng xanh của Chính phủ đã đưa ra những mục tiêu cụ thể như: Giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sản xuất xanh các ngành kinh tế; tiết kiệm tài nguyên và tuần hoàn; tiết kiệm và chuyển dịch năng lượng tái tạo; tiêu dùng và dịch vụ xanh.
Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi xanh, các Doanh nghiệp Việt Nam đang nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh hơn, được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa các chính sách trong nước và áp lực quốc tế. Sự thay đổi này đã dẫn đến nhu cầu và yêu cầu tuân thủ tăng lên đối với các doanh nghiệp và tổ chức trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây cũng là lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp Việt nam trong xu thế chung của quá trình hội nhập thương mại - đầu tư toàn cầu mà các việc đáp ứng các nền tảng và thể chế mới về sản xuất xanh – sạch sẽ tạo là lợi thế cạnh tranh bền vững cho chính doanh nghiệp cam kết thực hiện.
![]() |
Để chuyển đổi xanh đang khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức. Ảnh: Nguyễn Huyền |
Chuyển đổi xanh - doanh nghiệp đối diện thách thức
Thừa nhận áp lực chuyển đổi xanh đang khiến doanh nghiệp đối diện với những thách thức, ông Trịnh Đức Kiên – Phó Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ cho rằng: Yêu cầu về xanh và bền vững hiện không còn là xu hướng mà đã trở thành điều kiện bắt buộc ở nhiều thị trường lớn như châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và châu Úc. Đặc biệt trong ngành gỗ, những tiêu chuẩn này được áp dụng xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm – từ nguyên liệu đầu vào đến phương thức sản xuất và sản phẩm hoàn thiện.
Cũng theo ông Trịnh Đức Kiên, nhiều khách hàng quốc tế yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững như FSC (chứng nhận bảo vệ rừng) hoặc PEFC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững), đồng thời phải chứng minh rằng quá trình khai thác không gây phá rừng, mất rừng – phù hợp với các quy định của Liên minh châu Âu (EU) và EUDR (quy định sản xuất hàng hoá không gây mất rừng) sắp được áp dụng trong thời gian tới.
“Bên cạnh đó, yếu tố lao động cũng là một phần trong chuỗi yêu cầu xanh. Doanh nghiệp phải đảm bảo các chế độ phúc lợi, điều kiện làm việc theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế” – ông Trịnh Đức Kiên khẳng định.
Quá trình chuyển đổi này đang gây áp lực lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là về chi phí. Bởi theo ông Trịnh Đức Kiên, việc thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm làm tăng đáng kể giá thành sản phẩm, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh, nhất là ở những thị trường vẫn còn nới lỏng các yêu cầu về môi trường. Chưa kể, sự thiếu hụt chính sách hỗ trợ nội địa.
Cụ thể, theo ông Trịnh Đức Kiên, tại Việt Nam, nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn chưa nhận được sự ưu tiên về tiêu thụ vì chưa có quy định cụ thể về lộ trình hạn chế hoặc cấm sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm như túi nilon, ly nhựa, đồ dùng nhựa một lần...
Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, đại diện Công ty Kẻ Gỗ đề xuất, Chính phủ sớm ban hành lộ trình và thời hạn cụ thể đối với việc cấm hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm không thân thiện với môi trường, thay vì chỉ dừng lại ở các chiến dịch kêu gọi tự nguyện. Bên cạnh đó, cần ưu tiên mua sắm công đối với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp đã có đầu tư bài bản trong chuyển đổi xanh, đồng thời rà soát, thống nhất các quy định về quản lý nguồn gốc gỗ và lâm sản để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chứng minh tính hợp pháp và bền vững của nguyên liệu đầu vào.
TS. Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường): Trong bối cảnh hiện nay, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường cần được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Nếu vẫn lạm dụng hóa chất và tài nguyên thiên nhiên, doanh nghiệp không chỉ làm tổn hại môi trường mà còn hủy hoại chính mình. |
Tin mới cập nhật

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa
Tin khác

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Bắc Giang: Mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Quảng Nam: Quế Trà My vào vụ chính, giá bán ổn định

Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 2 khu công nghiệp
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
