Tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Theo đại biểu Quốc hội, để phát triển công nghiệp công nghệ số cần tháo gỡ 4 điểm nghẽn: Nhân lực; hạ tầng công nghệ; dữ liệu; phần mềm, AI...
Công nghiệp công nghệ số: Phải có chính sách bứt phá, nổi trội Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số hiện đang được trình Quốc hội xem xét và cho ý kiến. Dự thảo Luật được xây dựng với kỳ vọng tạo ra các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Hiện công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ thay thế các nội dung về công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin trong Luật Công nghệ thông tin và bổ sung các quy định mới phù hợp với thực tiễn phát triển.

Nhân lực là điểm nghẽ cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Phát triển công nghiệp công nghệ số
Đại biểu Vũ Hải Quân - Đoàn TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Hường

Góp ý vào dự thảo luật, đại biểu Vũ Hải Quân - Đoàn TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, cần đánh giá trong 20 - 30 năm qua, ngành công nghiệp công nghệ thông tin đã đạt được những kết quả gì, đâu là những tồn tại, hạn chế, khó khăn, đâu là rào cản và đối chiếu vào Luật Công nghệ thông tin để rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lập pháp, hoạch định chính sách.

Đại biểu Vũ Hải Quân cho rằng, để phát triển công nghiệp công nghệ số cần quan tâm 4 vấn đề: Nhân lực; hạ tầng; dữ liệu; phần mềm, trí tuệ nhân tạo và các chính sách đi kèm.

Theo đó, đại biểu cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay chính là nhân lực trình độ cao và trình độ rất cao. Bởi, ngành công nghiệp công nghệ thông tin hay ngành công nghiệp công nghệ số nhân lực đóng vai trò chủ đạo.

Đại biểu lấy dẫn chứng, Google vừa rồi phải bỏ ra là 2,7 tỷ USD để mua lại một cá nhân đã từng gắn bó với Google rồi sau đó đi ra ngoài làm.

“Như vậy, rõ ràng giao dịch này về mặt hình thức nào đó thì trí tuệ là một tài sản và có giá trị rất lớn, nếu chúng ta xác định được điểm nghẽn lớn nhất của ngành công nghiệp công nghệ số là nhân lực”- đại biểu Quân khẳng định.

Về hạ tầng, ông cho rằng, hạ tầng phải là đầu tư các siêu máy tính, máy chủ để có thể lưu giữ được dữ liệu lớn, tuy nhiên với cơ chế như hiện nay, đại biểu mong luật phải có một giải pháp để có những hạ tầng đồng bộ.

Đại biểu Vũ Hải Quân nhấn mạnh, cần có cách tiếp cận xuất phát từ thực tiễn để xây dựng dự thảo Luật có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và quan trọng nhất là phải đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp công nghệ số đang đặt ra.

"Phạm vi điều chỉnh của dự án Luật có thể trùng lắp, giao thoa với một số Luật liên quan như Luật Công nghệ thông tin, Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giao dịch điện tử”, đại biểu nhấn mạnh và cho rằng cần chỉ ra được những điểm nghẽn trong phát triển công nghiệp công nghệ số để từ đó đề xuất được những điều khoản, chính sách hết sức cụ thể trong dự thảo Luật nhằm phát triển lĩnh vực này.

Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền
Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Hường

Còn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Luật Công nghiệp công nghệ số cần phải đưa hàm lượng về chính sách phát triển vừa bền vững, vừa tăng tốc ngành công nghệ số.

Theo đại biểu, để phát triển công nghiệp, công nghệ số, nguồn nhân lực rất quan trọng, tiếp theo là hạ tầng cho phát triển công nghệ số, trong đó có hạ tầng dữ liệu, hạ tầng về công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin.

Riêng về hạ tầng dữ liệu, đại biểu Trần Hoàng Ngân lưu ý, trong luật phải làm rõ dữ liệu nào là dữ liệu bí mật quốc gia, dữ liệu nào là dữ liệu không được kinh doanh và phải hết sức chi tiết.

“Dữ liệu số là một tài sản quý báu và chúng ta cần phải được chia sẻ, nhưng những gì thuộc về bí mật quốc gia là phải cấm tuyệt đối, những vấn đề đó chúng ta phải có những quy định hết sức chặt chẽ và chi tiết”- đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Quản chặt AI

Góp ý vào dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn - Đoàn Kiên Giang - khẳng định, dự thảo Luật đã đưa ra quy định rất hợp lý, chúng ta không thể thấy "khó mà cấm". Trên cơ sở quy định tại Luật này, Chính phủ mới có thể xây dựng văn bản quy định chi tiết điều chỉnh với các hoạt động giao dịch tiền ảo, tài sản ảo trên không gian mạng.

"Về trí tuệ nhân tạo, dù không có chính sách khuyến khích phát triển, nhưng mạng facebook và nhiều mạng xã hội khác đã phát triển như vũ bão trong thời gian qua, vì tạo ra giao lưu thực tế. Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ như vậy. Trong bối cảnh này, tôi tán thành với việc dự thảo Luật điều chỉnh theo hướng đưa ra quy định để quản lý, không đưa ra quy định thúc đẩy trí tuệ nhân tạo phát triển", đại biểu Nguyễn Phương Tuấn nhấn mạnh.

Phát triển công nghiệp công nghệ số
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn – Đoàn Kiên Giang. Ảnh: Minh Trang

Trên thế giới hiện cũng đang có 2 cách tiếp cận với trí tuệ nhân tạo, đó là cách tiếp cận theo hướng quản lý rủi ro và dựa trên quyền của nhà quản lý.

Ban soạn thảo đang thiết kế quy định về trí tuệ nhân tạo theo hướng quản lý rủi ro, mức độ rủi ro lớn đến đâu sẽ quản lý cao đến đấy, tương tự như cách thức thiết kế quy định về nội dung này của Liên minh châu Âu.

Cùng với đó, Ban soạn thảo cần rà soát, nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật quy định về khung đạo đức trong sử dụng, ứng xử với trí tuệ nhân tạo. Bởi, trí tuệ nhân tạo có thể giúp kích cầu, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng nếu rơi vào tay của người có dụng ý xấu sẽ vô cùng nguy hiểm.

Thu Hường

Tin mới cập nhật

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm, đứng thứ hai là TP. Hồ Chí Minh với 73,5 điểm; thứ ba là Đà Nẵng với 28,1 điểm.
Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thời trang là nhóm giữ vị thế áp đảo trên sàn thương mại điện tử bán được 100.762 sản phẩm (62,6% doanh số) và thu về 10,97 tỉ đồng (80,03% doanh thu).
Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

Trong quý I/2025, tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 101,4 nghìn tỷ đồng, tăng 42,29% so với cùng kỳ năm 2024.
AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông.
Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Theo báo cáo Lazada, Việt Nam và Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về ứng dụng AI trong bán hàng trực tuyến, vượt qua các quốc gia khác.
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Người Việt cảnh giác với “lừa đảo Campuchia", "Sáp nhập tỉnh thành",... là những chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều trên mạng quý I/2025
Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) thành công, các doanh nghiệp cần phải vượt qua những thách thức về hạ tầng dữ liệu, nhân lực và chi phí đầu tư.
Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Công nghệ số đang ngày càng khẳng định vai trò trụ cột ở mỗi quốc gia, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết trong tháng 2 đã thu được 2.791 tỷ đồng tiền thuế của 130 nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, TikTok...
Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4, hai sàn thương mại điện tử Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều nhà bán hàng khó khăn, áp lực.

Tin khác

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Chiến dịch cộng đồng “An tâm vui sắm” nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.
Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra đề xuất, giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Từ ngày 1/4, Shopee và TikTok Shop - 2 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí với người bán.
Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh cắp thông tin và lừa đảo trực tuyến biến thể.
Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ trở thành mặt hàng được "săn lùng" nhất trên sàn thương mại điện tử khi người Việt chi ra 322 tỷ đồng mua sản phẩm này trong năm 2024.
Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Tấn công chủ đích APT, mã độc gián điệp spyware và mã hoá dữ liệu tống tiền ransomware vẫn là những hình thức tấn công mạng chính trong năm 2025.
Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những kênh bán lẻ quan trọng nhất, với sức mua năm 2024 tăng trưởng 37,36% so với năm 2023.
Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

Tại Tech Awards 2024, các chuyên gia đã bàn về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong thiết bị gia dụng và cách AI đơn giản hóa cuộc sống.

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số đã đưa ra các chính sách phát triển thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số.
Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Thương mại điện tử tại TP. Đà Nẵng năm 2024 ghi dấu ấm đậm nét khi các chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP làm quen và thực hành livestream bán hàng.

Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Chanh leo vàng với hương ổi lạ miệng, giá cao nhưng vẫn cháy hàng trên chợ truyền thống và online, mang lại lợi nhuận lớn cho tiểu thương nhờ sức mua tăng mạnh.
Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu trong danh mục.
Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hiện thực hóa lợi nhuận từng phần và hạn chế giải ngân mới với tỷ trọng lớn.
Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Theo các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi, theo dõi chặt chẽ tình hình thuế quan và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu...
Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc giải ngân dần ở những phiên rung lắc.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW đã ‘mở đường’ cho kinh tế tư nhân phát triển, theo đó để tạo được sự đột phá, cần những giải pháp quyết liệt trong khâu thực thi.
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt thiếu sót trong chi cải cách tiền lương

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt thiếu sót trong chi cải cách tiền lương

Trong Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023, Tổng Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều thiếu sót trong chi cải cách tiền lương
SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Doanh nghiệp tư nhân đang kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2025, với khối bất động sản và ngân hàng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu.
Cổ phiếu nào tích lũy, sẵn sàng cho chu kỳ tăng mới?

Cổ phiếu nào tích lũy, sẵn sàng cho chu kỳ tăng mới?

ABS nhận định 2–3 tháng tới sẽ có chuyển biến vĩ mô quan trọng, là thời điểm tích lũy cổ phiếu đầu ngành, hưởng lợi từ định giá hấp dẫn và dòng tiền cải thiện.
Phiên bản di động
OSZAR »