Dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’

Dưới hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, cùng tiềm lực bản thân, ngay từ đầu năm, ngành dệt may Việt Nam hấp dẫn các ‘ông lớn’ đến tìm cơ hội hợp tác.
Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước Đơn hàng tốt, xuất khẩu hàng dệt may tăng

Thu hút từ nhà nhập khẩu đến nhà sản xuất

Chỉ từ đầu tháng 2 đến nay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam liên tục đón các đoàn khách quốc tế, bao gồm cả nhà nhập khẩu và nhà sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, ký kết biên bản ghi nhớ.

Tại buổi gặp gỡ và ký kết biên bản hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Nga (RAFI), bà Bà Tatiana Anatolievna Belkevich- Chủ tịch RAFI thông tin, doanh nghiệp Nga rất quan tâm đến ngành dệt may Việt Nam. Hiệp hội cũng dự kiến đưa đoàn doanh nghiệp nhập khẩu của Nga sang dự Triển lãm quốc tế công nghiệp dệt và may diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2025 để kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam.

ký kết biên bản hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Nga
Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam ký kết biên bản hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Nga. Ảnh: Vitas

Tại buổi làm việc, đại diện hai hiệp hội đã cùng nhau ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy nhiều hoạt động thời gian tới. Trong đó có hoạt động tổ chức đoàn doanh nghiệp tham dự hội chợ tại Nga vào tháng 5 hoặc tháng 11, tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo chuyên gia, tham quan thực tập, trao đổi kinh nghiệm… cho doanh nghiệp dệt may hai nước.

Trước đó, đại diện Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Nhật Bản cũng đã làm việc với Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Sau khi trao đổi về tình hình xuất nhập khẩu, quy mô thị trường, giá cả-tiêu dùng của ngành dệt may Việt Nam, hai bên trao đổi về cơ hội khai thác thị trường buôn bán sản phẩm và vải của Nhật Bản cho các nhà sản xuất của Việt Nam cũng như tham gia các hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc với Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đại diện nhãn hàng Coppel, Mexico bày tỏ mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về thị trường Việt Nam cũng như cơ hội và khả năng dịch chuyển đơn hàng của Coppel từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hay một số doanh nghiệp Trung Quốc mong muốn mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam, bổ sung vào nguồn cung thiếu hụt.

Với nhiều ưu thế, ngành dệt may của Việt Nam đang được nhiều nhãn hàng, nhà nhập khẩu và nhà đầu tư quan tâm tới tìm hiểu.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, phân tích: Đầu tiên là ổn định về chính trị, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp các nhà đầu tư yên tâm bởi không lo rủi ro và “xuống vốn” mở nhà máy, sản xuất lâu dài.

"Chi phí lao động của Việt Nam dù những năm gần đây tăng nhưng đặt trong lợi thế có tay nghề cao, có khả năng sản xuất đơn hàng tỉ mỉ và khó thì nhân công vẫn là yếu tố vàng thu hút nhà đầu tư đến với ngành", lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ cũng là điểm cộng của ngành. Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ định hướng rõ chính sách ưu tiên cho ngành, gồm: Phát triển thị trường; Thu hút đầu tư và phát triển chuỗi giá trị trong nước; Phát triển nguồn nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất; Tổ chức quản lý.

Cùng đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đổi mới khoa học, công nghệ và phát triển bền vững, xanh hoá ngành dệt may; Cơ chế tài chính, thuế và nguồn vốn.

Ưu tiên công tác xúc tiến thương mại

Trong chính sách phát triển thị trường, khép kín chuỗi cung ứng dệt may, xúc tiến thương mại luôn được nhắc tới như một giải pháp ưu tiên. Với vai trò quản lý ngành, Bộ Công Thương xác định đẩy manh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại; cung cấp thông tin thị trường thường xuyên, đầy đủ chính xác và kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng thị trường còn nhiều dư địa, tiềm năng.

Đa dạng hóa hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm dệt may thông qua các nền tảng giải trí, văn hóa xã hội như sự kiện thời trang.

Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho ngành dệt may
Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cho ngành dệt may được Bộ Công Thương hỗ trợ tổ chức. Ảnh minh hoạ

Xây dựng kế hoạch phát triển các thương hiệu dệt may Việt Nam, đưa thương hiệu Việt Nam vào chuỗi bán lẻ toàn cầu; nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu và năng lực cạnh tranh; nghiên cứu sở hữu các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài.

Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, thanh toán... giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống; xúc tiến việc xây dựng hàng rào kỹ thuật như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu, kiện chống bán phá giá, đánh thuế môi trường... để bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Riêng với nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long từng đề nghị hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài kịp thời nắm bắt, cập nhật các thông tin về về giá cả thị trường và các quy định, chính sách mới của các nước sở tại. Chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến liên quan đến rào cản kỹ thuật, yêu cầu của thị trường, kịp thời định hướng cho doanh nghiệp đầu tư trong sản xuất và xuất khẩu.

Thứ trưởng cũng chỉ đạo triển khai các sự kiện xúc tiến xuất khẩu theo định hướng chiến lược về nhóm thị trường trọng điểm. Tổ chức, tham gia các sự kiện thương mại quốc tế quy mô lớn, hội chợ triển lãm uy tín tại những thị trường giàu tiềm năng.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, có chế tài xử lý nghiêm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước, tạo thị trường lành mạnh, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp; có các biện pháp kiểm soát chống gian lận xuất xứ.

Năm 2025, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tiếp tục được Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương hỗ trợ tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến xuất khẩu lớn nhằm kéo các nhà đầu tư, trong đó ưu tiên các nhà sản xuất nguyên phụ liệu.
Hải Linh

Tin mới cập nhật

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thái Lan qua các năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thái Lan qua các năm

4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan đạt gần 6,88 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Giá cà phê tăng gần 68% giúp kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2025 đạt gần 3,8 tỷ USD mức cao nhất từ trước đến nay, dù sản lượng giảm gần 10%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

4 tháng năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2025 đạt 6.903 USD/tấn, tăng mạnh 62,7% so với cùng kỳ, kéo kim ngạch toàn ngành tăng hơn 44% dù sản lượng giảm.
Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Nửa đầu tháng 4/2025, giá xuất khẩu cao su tăng gần 31%, đạt 1.931 USD/tấn, dù sản lượng và kim ngạch đều giảm so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Quý I/2025, xuất khẩu bưởi đạt hơn 17,5 triệu USD, tăng 60,6%, trở thành 1 trong 10 loại trái cây có kim ngạch cao nhất của Việt Nam.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 22 thị trường trên thế giới, trong đó Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Theo số liệu mới nhất từ Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 3/2025 và quý I/2025 tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực.

Tin khác

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su xuất khẩu quý I/2025 tăng mạnh nhất kể từ 2017, mở ra kỳ vọng phục hồi cho ngành, song thị trường vẫn chờ tín hiệu từ phía nhu cầu tiêu thụ.
Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Tháng 3/2025, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 22,93% về lượng và chiếm 27,73% tổng trị giá, đạt 4,09 triệu USD.
Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 24,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Quý I/2025, lượng điều xuất khẩu giảm 19% nhưng nhờ giá tăng gần 28%, ngành điều Việt Nam vẫn duy trì kim ngạch và kỳ vọng cán mốc 4,5 tỷ USD năm nay.
Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Trong quý I, xuất khẩu gỗ Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực thể hiện qua con số tích cực về đơn hàng và giá trị đem lại.
Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý I/2025, xuất khẩu hồ tiêu giảm mạnh về lượng nhưng kim ngạch lại tăng vọt nhờ giá xuất khẩu tăng hơn 65% – mức cao nhất từ trước đến nay.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn.
Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Tháng 3/2025, Việt Nam xuất khẩu 266.682 tấn phân bón, đạt gần 91 triệu USD, tăng mạnh cả lượng và kim ngạch nhưng giá bình quân giảm gần 14%.

Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Chanh leo vàng với hương ổi lạ miệng, giá cao nhưng vẫn cháy hàng trên chợ truyền thống và online, mang lại lợi nhuận lớn cho tiểu thương nhờ sức mua tăng mạnh.
WHA Smart Technology – Động lực mới thu hút đầu tư công nghệ cao tại Thanh Hóa

WHA Smart Technology – Động lực mới thu hút đầu tư công nghệ cao tại Thanh Hóa

Các Khu công nghiệp WHA Smart Technology được đầu tư tại Thanh Hóa sẽ tạo một môi trường đầu tư đồng bộ, hiện đại, hướng đến thu hút các dự án công nghệ cao.
Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu trong danh mục.
Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hiện thực hóa lợi nhuận từng phần và hạn chế giải ngân mới với tỷ trọng lớn.
Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Theo các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi, theo dõi chặt chẽ tình hình thuế quan và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu...
Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc giải ngân dần ở những phiên rung lắc.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW đã ‘mở đường’ cho kinh tế tư nhân phát triển, theo đó để tạo được sự đột phá, cần những giải pháp quyết liệt trong khâu thực thi.
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt thiếu sót trong chi cải cách tiền lương

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt thiếu sót trong chi cải cách tiền lương

Trong Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023, Tổng Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều thiếu sót trong chi cải cách tiền lương
SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Doanh nghiệp tư nhân đang kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2025, với khối bất động sản và ngân hàng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu.
Phiên bản di động
OSZAR »