Thủ tướng: Cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các chiến sĩ trên mặt trận kinh tế
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng "thương trường là chiến trường", cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thương nhân - chiến sĩ trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tại hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Chuyên đề về nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết.
Xoá bỏ mọi rào cản, tư duy "không quản được thì cấm"
Thủ tướng cho biết, từ thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân nước ta những năm qua và kinh nghiệm quốc tế, có thể đúc kết một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất và là trụ cột chính của nền kinh tế quốc gia, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và hành động mạnh mẽ hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển.
Thứ hai, nâng cao vai trò kiến tạo, dẫn dắt của Nhà nước, tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, xây dựng thể chế và tổ chức thực hiện, có cơ chế, chính sách đột phá, xoá bỏ mọi rào cản, tư duy "không quản được thì cấm" để phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân.
Thứ ba, bảo đảm kinh tế tư nhân được đối xử công bằng, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác; có cơ chế, chính sách, giải pháp vượt trội, đột phá để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là cho nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hoá, giảm chi phí thủ tục hành chính.
Thứ tư, ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, tiên phong dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu; thúc đẩy mạnh mẽ liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI; hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân vươn ra thị trường quốc tế, xây dựng thương hiệu quốc tế.
Thứ năm, tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách đãi ngộ vượt trội để thu hút nhân tài, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, ngành nghề mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân.
Cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân
Thủ tướng cho biết, Nghị quyết 68-NQ/TW đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo mang tính đột phá về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó nổi bật.
Thứ nhất, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Thực tiễn đổi mới ở nước ta và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đây là lực lượng tiên phong thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập quốc tế.
![]() |
Thủ tướng nêu rõ: Kinh tế tư nhân liên tục phát triển, khẳng định vị thế là một động lực quan trọng của nền kinh tế; là kênh huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách Nhà nước... Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thứ hai, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan, trong đó kinh tế tư nhân là phương thức quan trọng nhất để giải phóng sức sản xuất, kích hoạt, huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là trong nhân dân.
Thứ ba, xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân; coi doanh nhân là những chiến sỹ trên mặt trận kinh tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thực sự bảo đảm kinh tế tư nhân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực.
Thứ tư, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bảo đảm khả năng cạnh tranh khu vực, toàn cầu; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, làm giàu hợp pháp, đóng góp cho đất nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy phát triển mạnh mẽ và phát huy vai trò của kinh tế tư nhân tham gia các nhiệm vụ quan trọng, chiến lược của quốc gia, vươn tầm khu vực, thế giới.
Thứ năm, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, kiến tạo của Nhà nước, lấy doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể; tôn vinh, cổ vũ, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh. Qua đó, góp phần thúc đẩy, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, khát vọng cống hiến của đội ngũ doanh nhân cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Cho rằng cần phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng nhấn mạnh "thương trường là chiến trường", cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thương nhân - chiến sỹ trên mặt trận kinh tế cống hiến vì đất nước.
Để đạt được các mục tiêu đề ra tới năm 2030, 2045, Nghị quyết đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thể hiện tinh thần đổi mới, đột phá, cải cách mạnh mẽ, bảo đảm bám sát 3 đột phá chiến lược (về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng) và trong tổng thể 04 Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị, gồm: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Nghị quyết 59-NQ/TW về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thực thi pháp luật; Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Thủ tướng cho biết, nội dung trọng tâm của 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp là nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách nhất đối với phát triển kinh tế tư nhân hiện nay gồm: Đổi mới tư duy, nhận thức và hành động; Cải cách, nâng cao chất lượng thể chế; Tăng cường tiếp cận các nguồn lực; Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Tăng cường kết nối doanh nghiệp; Phát triển doanh nghiệp tư nhân lớn; Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh; Phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân.
Về tổ chức thực hiện, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cụ thể cho Đảng uỷ Quốc hội, Đảng uỷ Chính phủ, các Ban Đảng ở Trung ương, Đảng uỷ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương trong triển khai thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW.
Về Kế hoạch hành động của Chính phủ, Thủ tướng cho biết, Kế hoạch được ban hành nhằm cụ thể hoá, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị. Phương châm đặt ra là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần "6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả".
Bám sát 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chương trình hành động của Chính phủ đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ với 117 nhiệm vụ cụ thể, giao cho từng bộ, ngành, các địa phương chủ trì hoặc phối hợp triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, với thời hạn, kết quả cụ thể.
Ngày 17/5/2025 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 198/2025/ QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Ngay trong ngày 17/5/2025, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 139/NQ-CP về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể với thời hạn cụ thể cho các bộ, cơ quan, địa phương để tập trung triển khai thực hiện, phát huy hiệu quả ngay từ thời điểm ban hành. |
Tin khác

WHA Smart Technology – Động lực mới thu hút đầu tư công nghệ cao tại Thanh Hóa

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt thiếu sót trong chi cải cách tiền lương

Hải Phòng: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15,16%

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng
Đọc nhiều

WHA Smart Technology – Động lực mới thu hút đầu tư công nghệ cao tại Thanh Hóa

Người Việt tăng chi cho thực phẩm hữu cơ vì sức khỏe

Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Nhận định chứng khoán 21/5: Hạn chế mua đuổi

Măng cụt xanh giá cao vẫn 'cháy hàng'

Nhận định chứng khoán 19/5: Xu hướng phục hồi

Nhận định chứng khoán 20/5: Hạn chế mua mới

Doanh nghiệp điện tử mong ‘trợ lực’ từ xúc tiến thương mại

Nhận định chứng khoán 22/5: Cổ phiếu ngân hàng lên ngôi
