Ngân hàng có ‘kim chỉ nam’ quản lý rủi ro ESG

Không còn mơ hồ khi quản lý rủi ro ESG, Sổ tay ESMS là “kim chỉ nam” thực tế, giúp ngân hàng đưa tiêu chuẩn xanh vào từng quyết định cho vay.
Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng trên thị trường thứ cấp Tín dụng bất động sản tăng, trái phiếu doanh nghiệp giảm

Tăng tốc triển khai tài chính xanh

Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức tọa đàm “Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030” và Công bố Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường, xã hội (ESMS) trong hoạt động cấp tín dụng.

Ngân hàng có ‘kim chỉ nam’ quản lý rủi ro ESG
Tọa đàm “Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”. Ảnh: Hương Giang

Tọa đàm đánh giá tình hình triển khai kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 nằm trong khuôn khổ Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Dự án “Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô - Hỗ trợ tăng trưởng xanh” giai đoạn 2023 - 2026 do Chính phủ Đức tài trợ; theo Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước và IFC trong giai đoạn 2022 - 2026 về tăng trưởng xanh và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước về ngân hàng xanh và vai trò của hoạt động ngân hàng trong phát triển bền vững.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh, kết quả tín dụng xanh chưa cao mặc dù còn nhiều dư địa phát triển do thiếu khung pháp lý về Danh mục xanh; Công cụ thẩm định rủi ro còn hạn chế, thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư xanh dài, hiệu quả tài chính chưa rõ ràng. Việc huy động nguồn lực, đặc biệt nguồn lực tài chính xanh quốc tế còn hạn chế.

Bên cạnh đó là yêu cầu ngày càng cao về quản trị, chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng trong lĩnh vực môi trường, xã hội, khí hậu để nhận diện, thẩm định quản lý, giám sát khoản cấp tín dụng cũng như tư vấn, hỗ trợ khách hàng đáp ứng các tiêu chí mới của quốc tế về phát thải;... Để giải quyết những khó khăn này không chỉ có sự nỗ lực của ngành ngân hàng mà cần phối hợp đồng bộ các cơ quan quản lý Nhà nước, sự hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực của các tổ chức quốc tế.

Trong những tháng đầu năm, có 58 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ xanh, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2017 - 2024 đạt trên 21%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung cho nền kinh tế, trong khi đó năm 2017 chỉ có 15 tổ chức tín dụng.

Ngân hàng có ‘kim chỉ nam’ quản lý rủi ro ESG
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu khai mạc tọa đàm. Ảnh: Hương Giang

Theo ông Đào Minh Tú, có 57 tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội với dư nợ 3,62 triệu tỷ đồng, tăng hơn 15 lần so với thời điểm 2017. Nhiều tổ chức tín dụng đã công bố báo cáo phát triển bền vững, tăng tính giải trình và minh bạch, ngày càng khẳng định uy tín và vị thế của mình.

Trước những tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu, vấn đề suy thoái môi trường đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội, tăng trưởng xanh không còn là một lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy nhiều chuyên gia cho rằng, chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên là xu thế tất yếu để Việt Nam hướng đến một tương lai bền vững, bao trùm và thịnh vượng.

Xác định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc rất sớm, từ năm 2015 đã lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững trong các văn bản chỉ đạo công tác tín dụng; Chỉ thị thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; đặt ra yêu cầu tăng dần tỷ trọng tín dụng đầu tư cho các dự án xanh, phát triển ngân hàng xanh tại các chiến lược; Đề án phát triển của Ngành ngân hàng thông qua các giải pháp tăng cường nhận thức, năng lực thực thi của toàn ngành về tăng trưởng xanh.

Đặc biệt năm 2023, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Kế hoạch hành động của toàn Ngành triển khai Chiến lược Quốc gia về tín dụng xanh giai đoạn 2021 - 2030 và các Đề án về chống biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực. “Nhận thức về yêu cầu phát triển bền vững có sự chuyển biến rõ rệt, nhiều tổ chức tín dụng đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào chiến lược kinh doanh, tích cực huy động nguồn lực tham gia tài trợ vốn cho các lĩnh vực xanh, từ đó tăng dần quy mô và tốc độ dư nợ tín dụng xanh”, Phó Thống đốc cho biết.

Ngân hàng có ‘kim chỉ nam’ quản lý rủi ro ESG
TS. Michaela Baur, Giám đốc Quốc gia GIZ tại Việt Nam phát biểu. Ảnh: Hương Giang

ESMS - công cụ “cầm tay chỉ việc” cho các ngân hàng

Theo Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, 2025 là năm có ý nghĩa quan trọng đánh giá 5 năm triển khai chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2025. Đây là cơ hội để ngành Ngân hàng đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được, nhận diện những vướng mắc, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn thiện định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng hiệu quả hơn, góp phần đạt được mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn tới.

Phó Thống đốc nhấn mạnh, việc ra mắt Sổ tay hướng dẫn “Hệ thống quản lý rủi ro về môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng” do Ngân hàng Nhà nước và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) phối hợp biên soạn là rất thiết thực, “cầm tay chỉ việc” cho các tổ chức tín dụng trong việc xây dựng quy trình cụ thể và phù hợp theo tính chất từng ngân hàng và khoản vay.

Đây là tài liệu tham khảo có tính thực tiễn cao, giúp các tổ chức tín dụng tăng cường quản lý rủi ro theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, góp phần triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.

Phát biểu tại sự kiện, TS. Michaela Baur, Giám đốc Quốc gia GIZ tại Việt Nam, khẳng định: “Sự kiện hôm nay đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh năm 2025 đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, đồng thời là năm bản lề đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Chính phủ Đức cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình hướng tới một tương lai thịnh vượng, xanh và không ai bị bỏ lại phía sau. Một hệ thống tài chính xanh vững mạnh sẽ là nền tảng thiết yếu để hiện thực hóa mục tiêu đó”.

Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro môi trường, xã hội (ESMS) do Ngân hàng Nhà nước phối hợp IFC xây dựng. Đây là tài liệu hướng dẫn chuyên sâu nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng xây dựng, vận hành hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro môi trường, xã hội, hướng tới việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), đóng góp vào lộ trình phát triển tài chính bền vững tại Việt Nam.

Sổ tay được phát triển trên cơ sở tham khảo thông lệ quốc tế, đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực nội tại của hệ thống tài chính trong việc quản lý các rủi ro phi tài chính ngày càng phức tạp.

Ngân Thương

Tin khác

Tín dụng bất động sản tăng, trái phiếu doanh nghiệp giảm

Tín dụng bất động sản tăng, trái phiếu doanh nghiệp giảm

Tín dụng bất động sản quý I/2025 vượt 1,48 triệu tỷ, FDI tăng 44%, trong khi trái phiếu doanh nghiệp chững lại và áp lực đáo hạn vẫn ở mức cao.
Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng gần 40%

Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng gần 40%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 4 tháng đầu năm 2025 đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường chứng khoán hứa hẹn khởi sắc nhờ lợi nhuận tăng

Thị trường chứng khoán hứa hẹn khởi sắc nhờ lợi nhuận tăng

Lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 được dự báo tăng thêm 5 -10%, kéo theo mục tiêu chỉ số VN-Index cuối năm được nâng lên mức 1.300 - 1.500 điểm.
Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tăng quý thứ sáu liên tiếp

Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tăng quý thứ sáu liên tiếp

Lợi nhuận ròng quý I/2025 của doanh nghiệp niêm yết tăng 22,6% so với cùng kỳ trong quý I/2025, ghi nhận quý thứ 6 tăng liên tiếp.
Bất động sản dẫn dắt thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Bất động sản dẫn dắt thị trường trái phiếu doanh nghiệp

VIS Rating dự báo trái phiếu phi tài chính năm 2025 tăng trưởng ổn định, dẫn đầu là bất động sản nhà ở, trong khi ô tô và điện giữ triển vọng tích cực.
Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Theo các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi, theo dõi chặt chẽ tình hình thuế quan và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu...
Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng trên thị trường thứ cấp

Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng trên thị trường thứ cấp

Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên thị trường thứ cấp tăng tốc mạnh với giá trị bình quân mỗi ngày đạt hơn 8.000 tỷ đồng trong tuần đầu tháng 5.
Cổ phiếu nào tích lũy, sẵn sàng cho chu kỳ tăng mới?

Cổ phiếu nào tích lũy, sẵn sàng cho chu kỳ tăng mới?

ABS nhận định 2–3 tháng tới sẽ có chuyển biến vĩ mô quan trọng, là thời điểm tích lũy cổ phiếu đầu ngành, hưởng lợi từ định giá hấp dẫn và dòng tiền cải thiện.
SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Doanh nghiệp tư nhân đang kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2025, với khối bất động sản và ngân hàng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu.
Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Thị trường chứng khoán đã ghi nhận thêm 194 nghìn tài khoản giao dịch mở mới trong tháng 4, tăng mạnh so với tháng trước đó và chạm mức cao nhất 8 tháng qua.

Đọc nhiều

WHA Smart Technology – Động lực mới thu hút đầu tư công nghệ cao tại Thanh Hóa

WHA Smart Technology – Động lực mới thu hút đầu tư công nghệ cao tại Thanh Hóa

Các Khu công nghiệp WHA Smart Technology được đầu tư tại Thanh Hóa sẽ tạo một môi trường đầu tư đồng bộ, hiện đại, hướng đến thu hút các dự án công nghệ cao.
Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Nhận định chứng khoán 16/5: Hạn chế giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hiện thực hóa lợi nhuận từng phần và hạn chế giải ngân mới với tỷ trọng lớn.
Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 15/5: Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi

Theo các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi, theo dõi chặt chẽ tình hình thuế quan và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu...
Nhận định chứng khoán 21/5: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 21/5: Hạn chế mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, không nên mua đuổi cổ phiếu đang ở vùng giá cao, thay vào đó, tìm đến những cổ phiếu đang thu hút được dòng tiền đầu cơ.
Măng cụt xanh giá cao vẫn 'cháy hàng'

Măng cụt xanh giá cao vẫn 'cháy hàng'

Măng cụt xanh đang trở thành nguyên liệu “hot” tại Hà Nội khi nhiều bà nội trợ săn lùng để chế biến món gỏi gà măng cụt thanh mát, giải nhiệt ngày hè.
Nhận định chứng khoán 19/5: Xu hướng phục hồi

Nhận định chứng khoán 19/5: Xu hướng phục hồi

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, thị trường chứng khoán vẫn đang trong xu hướng hồi phục với tuần tăng điểm thứ 2 liên tiếp.
Nhận định chứng khoán 20/5: Hạn chế mua mới

Nhận định chứng khoán 20/5: Hạn chế mua mới

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế việc mua mới và kiên nhẫn chờ đợi VN-Index test ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm để quay trở lại vị thế mua ròng.
Người Việt tăng chi cho thực phẩm hữu cơ vì sức khỏe

Người Việt tăng chi cho thực phẩm hữu cơ vì sức khỏe

Thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam đang phát triển mạnh, bất chấp giá cao, nhờ xu hướng tiêu dùng ưu tiên an toàn và chất lượng.
Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt thiếu sót trong chi cải cách tiền lương

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt thiếu sót trong chi cải cách tiền lương

Trong Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023, Tổng Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều thiếu sót trong chi cải cách tiền lương
Thêm động lực phát triển điện mặt trời mái nhà

Thêm động lực phát triển điện mặt trời mái nhà

Thời gian tới, Cục Điện lực, Bộ Công Thương sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền, đề xuất chính sách khuyến khích, tạo động lực phát triển điện mặt trời mái nhà.
Phiên bản di động
OSZAR »