91% vụ lừa đảo trên mạng liên quan đến tài chính- ngân hàng
Cẩn trọng với tin tuyển dụng lừa đảo, giả mạo thương hiệu dầu khí Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo Lật tẩy chiêu trò lừa đảo "giúp thu hồi vốn bị lừa" |
Tại hội thảo “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng” do Bộ Công an và Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức tại Hà Nội ngày 13/5/2024, ý kiến các đại biểu cho thấy công tác phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng ngày càng trở nên mang tính cấp bách.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, tại Việt Nam, trong năm 2023, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân.
![]() |
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Quang Lộc |
Theo thống kê, trên cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận, gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022, tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trong năm 2023, cơ quan này đã khởi tố 1.500 vụ án vì tội lừa đảo trên không gian mạng, tổng số tiền người dân đã bị lừa đảo là 8.000 - 10.000 tỷ đồng.
Cũng theo Thứ trưởng Lương Tam Quang, thực trạng trên cho thấy việc ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại do lừa đảo qua không gian mạng đang đặt ra rất cấp thiết hiện nay, đòi hỏi sớm thống nhất nhận thức, hành động trong mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng như cần có giải pháp mang tính toàn diện để xử lý vấn nạn lừa đảo này.
Ông Quang phân tích, hiện ở Việt Nam đã hình thành hành lang pháp lý cho việc xử lý các hành vi lừa đảo trên không gian mạng song chưa theo kịp tình hình thực tế. Quy trình xử lý, nhất là truy vết còn mất nhiều thời gian. Thực tế còn cho thấy Việt Nam cần thiết phải xây dựng luật bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng như bổ sung hành vi làm lộ lọt tài liệu, dữ liệu cho điều 288 Bộ luật hình sự.
Nói về tính phức tạp tinh vi của hành vi lừa đảo trên không gian mạng, tại hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngay cả người làm trong lĩnh vực ngân hàng cũng không tránh khỏi việc bị lừa đảo.
“Ngân hàng Nhà nước đầu năm nào cũng ban hành văn bản về an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng”, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng nói.
Liên quan đến các giải pháp phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng, ông Dũng cho biết, một loạt các nội dung nêu trong Quyết định 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực từ 1/7/2024 được trông đợi sẽ phát huy tác dụng, trong đó có việc giao dịch trên 10 triệu đồng phải có các bước áp dụng sinh trắc học. Cùng đó ngành ngân hàng sẽ triển khai hệ thống giám sát các khâu thanh toán, ví điện tử có nghi ngờ (SIMO). Đưa các tài khoản, giấy tờ giao dịch từng có “vấn đề” trong tiến hành giao dịch vào diện theo dõi.
Còn Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) Nguyễn Minh Chính đặt vấn đề cần xây dựng thế trận toàn dân cả trên không gian mạng. Ông Chính cũng cho rằng thực tế cho thấy cần nghiên cứu xây dựng kênh tương tác bảo mật giữa cơ quan công an và người dân, siết chặt việc mở thẻ thanh toán qua biên giới, quản lý chặt các cuộc gọi từ quốc tế về Việt Nam.
Đặc biệt tại Hội thảo, Ban nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và hợp tác quốc tế của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã chính thức giới thiệu phần mềm phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng cho người dân dùng điện thoại thông minh được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ hai hệ điều hành là Android và iOS.
Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng. Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành phần mềm này trong 6 tháng đầu năm 2024. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.
Tin mới cập nhật

Chính phủ thống nhất dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật về quân sự, quốc phòng

Tuần Du lịch Ninh Bình 2025: Cú hích thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Niên vụ 2025: Sản lượng vải thiều tăng khoảng 30%

Thủ tướng: Cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các chiến sĩ trên mặt trận kinh tế

WHA Smart Technology – Động lực mới thu hút đầu tư công nghệ cao tại Thanh Hóa

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra loạt thiếu sót trong chi cải cách tiền lương

Hải Phòng: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 15,16%

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Cổ phiếu PEC bị duy trì diện hạn chế giao dịch
Tin khác

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Nhà đầu tư quan tâm dự án điện rác tại Việt Nam

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

E29 giải trình việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực
Đọc nhiều

Tràn lan đồ ăn vặt nước ngoài không nhãn phụ tiếng Việt

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sản phẩm Ngân Collagen quảng cáo

Người Việt tăng chi cho thực phẩm hữu cơ vì sức khỏe

Nhận định chứng khoán 21/5: Hạn chế mua đuổi

Vải u đầu mùa giá cao vẫn hút khách

Infographic | 5 triệu chứng phổ biến nhất của biến thể Covid-19 mới

Nhận định chứng khoán 22/5: Cổ phiếu ngân hàng lên ngôi

Nhận định chứng khoán 26/5: Cân nhắc giải ngân

Tuần Du lịch Ninh Bình 2025: Cú hích thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
