Sản phẩm được thị trường Mỹ, EU săn đón, ngành da giày Việt Nam hướng mốc xuất khẩu 27 tỷ USD
Ngành da giày đã tận dụng hiệu quả ưu đãi xuất xứ trong EVFTA Tận dụng công nghệ phát triển ngành da giày trong bối cảnh mới Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động |
Theo dự báo của Lefaso, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam năm 2024 sẽ đạt khoảng 26-27 tỷ USD. Đây là con số đầy tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi trong bối cảnh ngành da giày đang có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển.
6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 6,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngành da giày Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Ngành da giày hiện vẫn tập trung vào 5 thị trường chính, trong đó Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 35%, tiếp đến là EU, Nhật Bản và Hàn Quốc 26%. Riêng Trung Quốc tuy chiếm 9% tỷ trọng song kim ngạch ngày một lớn, đây cũng là thị trường giúp ngành da giày có dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2024.
![]() |
Theo Lefaso, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam năm 2024 sẽ đạt khoảng 26-27 tỷ USD. Ảnh: Vneconomy |
Để đạt được kim ngạch của năm 2024, ngành da giày sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ và EU, hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có nhiều FTA với các thị trường lớn trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu da giày. Ngành da giày sẽ tập trung khai thác lợi thế FTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso cho biết, các doanh nghiệp đang ráo riết tuyển dụng công nhân trở lại để đẩy nhanh tiến độ sản xuất sau giai đoạn phải cắt giảm. Với phân khúc sản phẩm, Việt Nam được đánh giá có thể sản xuất được những sản phẩm giày dép có chất lượng từ trung bình trở lên và sản phẩm có độ khó cao. Sắp tới, ngành giày dép không định hướng sản xuất sản phẩm có giá trị thấp bởi lợi nhuận thấp, lãng phí nguồn lực mà sẽ tập trung vào phân khúc sản phẩm trung và cao cấp.
Đặc biệt, Việt Nam có một số lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các quốc gia sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giày dép, túi xách khác mà đặ biệt là nguồn lao động dồi dào, trẻ trung và có trình độ tay nghề cao. Chi phí nhân công trong nước cũng ở mức thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Ngành da giày Việt Nam cũng đã có nhiều nhà máy sản xuất hiện đại, được trang bị công nghệ tiên tiến.
Việt Nam có khoảng hơn 1.000 nhà máy sản xuất giày và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu nhân công, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước. Đặc biệt, ở khu vực Tây Nam Bộ và miền Trung Việt Nam vẫn còn nhiều lao động, chi phí nhân công rẻ, diện tích đất trống lớn… Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt tiếp tục phát triển, đồng thời thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành da giày của Việt Nam.
Ngoài ra, ngành da giày cũng sẽ chịu tác động từ cơ chế định giá carbon (CBAM) - một công cụ nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bởi vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin và quy trình để đáp ứng và tuân thủ CBAM. Đồng thời, cần chuẩn bị nguồn lực về con người, công nghệ và tài chính để đáp ứng các yêu cầu mới.
Bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh, việc tuân thủ các tiêu chuẩn xanh và CBAM là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp da giày Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường lớn. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin, xây dựng chiến lược và đầu tư để đáp ứng các yêu cầu mới. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai.
Để ứng phó với những thay đổi này, doanh nghiệp da giày Việt Nam cần liên kết chặt chẽ với nhau để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, tránh hoạt động đơn lẻ. Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cập nhật thông tin về các quy định mới và đảm bảo việc tuân thủ một cách chính xác.
Hơn nữa các doanh nghiệp da giày cần tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do, nhất là ở khối các thị trường có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là yếu tố cơ bản giúp ngành đạt kim ngạch cao về xuất khẩu.
Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TTG ngày 9/6/2014 đã xác định dệt may - da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam. Nhằm hỗ trợ ngành da giày phát triển ổn định, bền vững hơn trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã và đang “thúc” các đơn vị liên quan, địa phương tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; xây dựng Chương trình phát triển bền vững ngành da giày giai đoạn 2021 - 2030.
Với những định hướng chiến lược đúng đắn, cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành da giày Việt Nam được kỳ vọng cán mốc kim ngạch xuất khẩu 26-27 tỷ USD trong năm 2024, góp phần khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu sầu riêng dự kiến đạt cao nhất 2,5 tỷ USD

Cà phê Việt bứt phá, vươn top đầu xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu sang Thái Lan khởi sắc, nhiều nhóm hàng tăng mạnh

Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
Tin khác

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%
Đọc nhiều

Tràn lan đồ ăn vặt nước ngoài không nhãn phụ tiếng Việt

Người Việt tăng chi cho thực phẩm hữu cơ vì sức khỏe

Nhận định chứng khoán 21/5: Hạn chế mua đuổi

Măng cụt xanh giá cao vẫn 'cháy hàng'

Nhận định chứng khoán 19/5: Xu hướng phục hồi

Nhận định chứng khoán 20/5: Hạn chế mua mới

Nhận định chứng khoán 22/5: Cổ phiếu ngân hàng lên ngôi

Doanh nghiệp điện tử mong ‘trợ lực’ từ xúc tiến thương mại

Công nghiệp hỗ trợ: Bứt phá nhờ xúc tiến thương mại
